Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606
 I. YÊN TRƯỜNG – VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI, TÊN LÀNG,  XÃ  QUA CÁC THỜI KỲ

1. Quá trình hình thành Làng xã

Yên Trường là một xã nằm ở phía Tây bắc của huyện Yên Định; gồm làng Lựu Khê, Thạc Quả, HBái; diện tích tự nhiên là 8,69 km2; với quy mô dân số 10.323 người - chủ yếu là dân tộc “Kinh” chiếm đa số. Một vùng đất địa linh nhân kiệt, phong cảnh hữu tình, có Núi Long Sơn bên dòng Cựu Mã Giang; Là địa phương có bề dày lịch sử và giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và truyền thống lịch sử, văn hóa từ rất lâu đời – có 2 di tích cấp Quốc gia là Đền Hổ Bái và Khu tưởng niệm Bác Hồ về thăm năm 1961 và 2 di tích cấp tỉnh là Đền Trương Công Mỹ và Bia ký Trịnh Cảnh Thụy. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau Yên Trường có rất nhiều thay đổi.

Thời Hùng Vương dựng nước - Người con trai thứ 11 của Lạc Long Quân, tên là Hợp Lang, giữ tước Lạc Hầu đã từng chọn vùng đất này làm Giang Đô. Thời kỳ Nhà nước Văn Lang, vùng đất này thuộc quận Cửu Chân, phủ Thiệu Thiên. Thời thuộc Đường, thuộc huyện Quân Ninh; Đến thời Đại Việt tự chủ, Yên Trường thuộc huyện An Định và ngày nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Qua quá trình biến cố của Lịch sử tên làng, tên xã có sự thay đổi:

* Làng Lựu Khê: Phía bắc giáp xã Yên Thọ phía đông giáp làng Kiểu và xã Yên Phong, phía nam giáp xã Yên Hùng và một phần làng Hổ Bái, phía tây giáp làng Hổ Bái và xã Yên Trung

Ngày xưa Làng có tên là “Ba thôn kẻ Dãy bảy thôn kẻ Mau”. Ba thôn “kẻ Dãy” là do ba nhóm người ở Quảng Mãi Chay, làng và cửa dãy hình thành[1], bảy thôn “kẻ Mau" là nhóm người ở bờ đông Cựu Mã giang[2]. Trong thời phong kiến, Lựu Khê là một thôn của tổng Bái Nguyễn, Phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Đời vua Đồng Khánh ghi rõ là xã Lựu Khê tổng Bái Châu, huyện Yên Định, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Một trong những dòng họ đầu tiên đến sống ở Lựu Khê là dòng họ Trịnh Hữu

* Làng Thạc Quả:  Phía Bắc làng giáp sông Mã, Phía nam giáp làng Lựu Khê, phía Đông giáp làng Lý Nhân (xã Yên Phong), phía Tây giáp làng Tu Mục (xã Yên Thọ).

Làng Thạc Quả có tên nôm là Làng Kiểu. Đầu thế kỷ XIX đến đời vua Minh Mệnh (1836), làng có tên là Hoa Cảo thuộc tổng Bái Nguyễn, Phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa. Từ năm 1863, thôn Hoa Cảo đổi tên thành làng Thạc Quả vì kiêng đồng âm chữ Cảo (biệt húy của vua Gia Long). Đến đời vua Đồng Khánh (1885- 1888) đổi là Thạc Quả cho đến ngày nay. Hai dòng họ về làng Thạc Quả khai hoang, lập ấp sớm nhất là dòng họ Đoàn Trọng và Trịnh Gia, về sau có nhiều dòng họ khác cùng đến để lập nghiệp như họ Nguyễn, họ Lê, họ Phạm…

* Làng Hổ Bái: Phía Bắc giáp xã Yên Trung, phía Nam giáp xã Yên Hùng; phía Tây giáp xã Yên Trung, Yên Phú; phía Đông giáp Làng Lưu Khê

Tên xưa nhất gọi là Kẻ Mau, Chân Bái Trang và về sau các sách ghi là Chân Bái, Xưa kia Nười con trai thứ 11 của Lạc Long Quân, tên là Hợp Lang, làm chức Lạc Hầu đã chọn vùng đất này làm Giang Đô (một trị sở đặt bên bờ sông); Đến năm 1883 được đổi tên thành Làng Hổ Bái thuộc Tổng Đan Nê. Làng Hổ Bái xưa đất rộng, người đông nên chia thành 6 giáp: Quảng Đại, Phú Đức, Ninh Tự, Yên Đông, Thượng Hòa, Yên Trường. Có thể nói dòng họ sinh sống đầu tiên ở Làng là Họ Trịnh (Hai bia Tiến sĩ đời Nhà Lê tại Văn Miếu, Hà Nội đều ghi ông Trịnh Cảnh Thụy, ông Trịnh Minh Lương, người xã Chân Bái), về sau có nhiều dòng họ khác cùng đến để lập nghiệp như họ Nguyễn, họ Lưu, họ Bùi, họ Mai…

2. Quá trình hình thành tên xã Yên Trường

Theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức Hội đồng nhân và Ủy ban hành chính các cấp, huyện Yên Định đã tiến hành kiện toàn chính quyền bỏ đơn vị Tổng, thành lập ra 20 xã; Thời điểm này các làng Lưu Khê, Thạc Quả cùng với Tam Đa, Lý Nhân, Phượng Lai, Lưu Phong, Thị Thư hợp thành xã Long Sơn. Các làng Đắc Lộc, Tu Mục, Khả Phú, Nam Thạch, Hà Xá, Lại Xá Lạc Tụ, A Đô, Hổ Bái hợp thành xã Quang Trung.

Đến đầu năm 1947, Huyện ủy Yên Định chủ trương sáp nhập hai xã Đan Nê và xã Quang Trung và Làng Lựu Khê làm một đơn vị hành chính kháng chiến lớn hơn, mạnh hơn để đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương lúc đó. Đơn vị kháng chiến mới được đặt tên là xã Yên Thọ (lúc này làng Lưu Khê và làng Hổ Bái thuộc xã Yên Thọ)[3]. Làng Thạc Quả cùng với Tam Đa, Lý Nhân, Phượng Lai, Lưu Phong, Thị Thư thuộc xã Yên Phong (Làng Thạc Quả thuộc xã Yên Phong)

Đến ngày 9 tháng 10 năm 1953, xã Yên Trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 3 làng Hổ Bái, Lưu Khê, Thạc Quả - Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và phát triển của xã nhà.

Đến năm 1955, qua cuộc cách mạng cải cách ruộng đất, ngày 9/10/1955 Làng Hổ Bái được tách ra khỏi xã Yên Trường, thành lập xã Yên Bái.

Tháng 10 năm 2019, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp lại đơn vị hành chính, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV đã ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hoá. Làng Hổ Bái, xã Yên Bái lần thứ 2 sáp nhập vào xã Yên Trường.
        Sau khi sáp nhập xã Yên Trường có diện tích tự nhiên là 8,69 km2, đất nông nghiệp 577,75ha, đất phi NN 287,54 ha, quy mô dân số 10.323 người, được chi thành 6 thôn ( thôn 1, thôn 2, Thôn 3, Lựu Khê, Thạc Quả và Phố Kiểu), đã xây dựng Quy hạch tổng thể Đô thị Kiểu đến năm 2045.

bản đồ.jpg

   

 II. NHỮNG SỰ KIỆN ĐÁNG NHỚ CỦA NHÂN DÂN XÃ YÊN TRƯỜNG

-        Ngày 9/10/1953, xã Yên Trường được thành lập.

-        Ngày 21/12/1953, Chi bộ Đảng xã Yên Trường được thành lập.

-        Ngày 3/3/1960, Đảng bộ xã Yên Trường được thành lập.

-        Tháng 3 năm1961, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về thăm nhân dân xã Yên Trường.

-         Ngày 11/12/1961, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Trường vinh dự được đón Bác Hồ về thăm.

-         Ngày 23 và 24/12/1969, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn cán bộ Trung ương về thăm Yên Trường.

-         Ngày 16/10/2019 sáp nhập xã Yên Trường (lần 2) gồm Làng Hổ Bái, Lưu Khê, Thạc quả ( theo NQ  Số: 786/NQ-UBTVQH14 của UBTV Quốc hội khoá XIV)

-         Ngày 29/11/2019 Huyện uỷ Yên Định đã ban hành Quyết định số 1900-QĐ/HU về việc Thành lập Đảng bộ xã Yên Trường trên cơ sở sáp nhập hai Đảng bộ Yên Bái và Đảng bộ Yên Trường thành Đảng bộ xã Yên Trường  ngay nay.



1.      Địa danh này ngày nay thuộc phạm vi đất canh tác của làng Lựu Khê, đó là từ Đồng Giếng quán trở vào giáp Yên Hùng.

2.      Địa danh này ngày nay là khu đất Bến bản thuộc làng Lựu Khê..

 

3.    Giai đoạn này huyện Yên Định có 12 xã.

bản đồ.jpg



 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC