Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
6606

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN HỔ BÁI, XÃ YÊN TRƯỜNG

Ngày 21/03/2024 17:29:01

Sáng ngày 18/3/ 2024 (Tức ngày 09/02 năm Giáp Thìn). Được sự đồng ý của UBND huyện Yên Định, BTV Đảng ủy xã Yên Trường. UBND, Ban quản lý Di tích xã Yên Trường tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống Đền Hổ Bái năm 2024.

             Về dự Lễ hội đồng chí Hoàng Trung Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Trưởng Ban Tuyên Giáo - Giám đốc TTCT huyện Yên Định; đồng chí: Lưu Thị Hà, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, Thể thao & DL huyện Yên Định và Đại diện một số ban, ngành đoàn thể cấp huyện.

Về phía lãnh đạo địa phương có đồng chí Lê Văn Thư, Bí thư Đảng ủy xã; đồng chí: Trịnh Xuân Thủy, PBT - CT HĐND xã; đồng chí: Bùi Thanh Hải, PBT - CT UBND xã Yên Trường; Cùng các đồng chí trong BCH Đảng bộ, TT HĐND, UBND, UB MTTQ, Trưởng các Tổ chức Chính trị - xã hội, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; BTCB Trưởng thôn, TB CTMT thôn, cán bộ, công chức xã Yên Trường.

- Về dự lễ hội có các Dòng họ trong làng Hổ Bái, làng Lựu Khê, làng Thạc Quả; Con em, trai gái, dâu rể làng Hổ Bái đang công tác học tập trên mọi miền tổ quốc và đông đảo bà con nhân dân trong Làng, trong Xã, các du khách thập phương về dự và tham gia các hoạt động Lễ hội.

 

 

(Các đại biểu và nhân dân tham dự khai mạcLễ hội Đền Hổ Bái)

Đền Hổ Bái thuộc làng Hồ Bái, tọa lạc trên đất Trang Chân Bái, phủ Thiệu Thiên xã Yên Bái, huyện Yên Định (nay là xã Yên Trường, huyện Yên Định, Thanh Hóa). Đền là nơi thờ phụng thần Hợp Lang, hoàng tử thứ 11 của Lạc long quân. Ngoài ra trong Đền còn thờ 2 danh thần Quan Võ họ Lưu Thế là: Lưu Thế Tán (Phụ quốc Thượng tướng quân, Tước Trà quận công) và Lưu Thế Toản (Thái Phó sính Quốc công hùng dũng, Đại tướng quân Dực bảo trung hưng Trung đẳng phúc) và 2 quan Quan Văn là Hoàng Giáp Trịnh Cảnh Thụy và Tiến Sĩ Trịnh Minh Lương.

(Hoạt cảnh tái hiện lại Sự tích tôn thần, Đền Hổ Bái).



 

 

 

Đền Hổ Bái được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử Kiến trúc – Nghệ thuật, theo Quyết định số 1034 QĐ/BT, ngày 12/8/1993.

Theo Địa chí xã Yên Bái (Cũ) và Thần phả làng Hổ Bái. Đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang, người con thứ mười một của Lạc long quân. Hợp Lang vốn là một người có diện mạo khác thường, trí dũng siêu việt. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), sau khi quan sát đất trời, nghiên cứu địa hình, ngài thấy hình sông thế núi nơi đây uyển chuyển với giải đất anh linh khẳng định đây là chốn linh thiêng. Lạc Hầu gọi cụ già họ Trịnh Bản Trang cho xây dựng một ngôi đền thờ ở bên sông (trên chính mảnh đất của đền Hổ Bái ngày nay). Công việc xong, Lạc Hầu biến về thủy cung (tức ngày 4/4).

(Đồng chí: Hoàng Trung Hưng, Ủy viên BTV Huyện ủy - Trưởng Ban Tuyên Giáo - Giám đốc TTCT huyện Yên Định đánh trống khai mạc Lễ Hội)

 

(Đồng chí: Nguyễn Hữu Thuân, PCT UBND xã -  Trưởng ban tổ chức Lễ hội , Khai mạc Lễ Hội)

Cũng theo sử sách ghi chép lại, liên quan đến đền Hổ Bái, ngoài sự kiện thần Hợp Lang về cho xây dựng đền thì vẫn còn 3 sự kiện quan trọng và ý nghĩa khác.

Năm Hai bà Trưng tự lập làm Vua đã được 3, 4 năm. Vua nhà hán là Quang Võ sai Mã viện và Lưu Long…vv đem 3 - 4 chục vạn quân đến đánh. Trưng Vương, bèn sai sứ thần đến các đất sông nước, ngầm cầu các dòng dõi con cháu Vua Hùng. Sứ thần đi đến đất Trang Chân Bái, huyện Yên Định, Phủ Thiệu Thiên thám sát dò hỏi. Bổng gặp ông già Họ Trịnh, bèn hỏi sứ giả rằng “Sứ giả vốn cầu tìm việc gì” sứ thần nói hết sự việc. ông họ Trịnh nói rằng dân Chân Bái chúng tôi vốn có Đền thần tối cao linh thiêng cầu xin ắt ứng đáp. Sứ thần tề chỉnh đầy đủ đến Đền thờ thiêng, ngầm tiến hành yết lễ ở Trang Chân Bái, nhân dân cùng làm lễ yết cầu. Lời khấn cầu linh ứng, Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân đã đánh tan quân giặc. Trưng Vương thấy thế cho là linh thiêng lạ kỳ, tự cử tiến binh cùng nhân dân trở về chính đền thiêng Trang Chân Bái tiến hành làm lễ bái yết, mở yến tiệc mừng lớn, khen thưởng quân dân, tiến hành ca hát trong một tháng, ban thưởng cho nhân dân và hạ lệnh cho nhân dân bản Trang Chân Bái chia làm hai đạo thần tử theo tạo lập hai bên sứ sông để làm hai khu tả, hữu án giữ danh giới sông nơi hoá linh thiêng. Lại hạ mệnh tu sửa Đền thờ chính ở đất đó. Cùng kỳ hương hoả phụ thờ ban cấp tiền công 27 quan, cho phép được miễn binh lương.

Tiếp sau là vào năm 1286, khi đất nước vừa đánh tan năm mươi vạn quân giặc Mông Nguyên thì lại rơi vào cảnh hạn hán khốc liệt khiến Nhân dân điêu đứng vì đói kém. Nhân cơ hội này, kẻ thù xâm lược lại lăm le tấn công lần nữa. Đứng trước tình cảnh này, vua Trần Nhân Tông lệnh cho các Đình thần trở về chính ngôi đền thờ thiêng ở Trang Trân Bái làm lễ tế để xin cho đất nước qua cơn hoạn nạn. Ba ngày sau, tự nhiên trời giáng xuống cơn mưa lớn, cứu được dân chúng khắp nơi thoát được cơn hạn hán. Trước sự linh ứng ấy, vua lệnh truyền cho các cụ già bản Trang Trân Bái tiến hành làm lễ tạ, tặng phong mỹ tự là: “Thượng đẳng phúc thần muôn đời được thờ cúng tới vô cùng vậy”. Nhà vua sắc phong thần đền Trang Trân Bái là Đương cảnh Thành Hoàng hiển hách anh linh, cứu tế rộng khắp, cho phép hai bên tả hữu Trang Trân Bái tiếp tục phụng thờ y như trước.

Năm 1888, trước sự tấn công của thực dân Pháp, Nhân dân Trang Trân Bái đã tập hợp đội quân theo vua Hàm Nghi chống giặc. Khi biết nghĩa quân của ta đóng tại đền Hổ Bái, bọn Pháp đem một trung đội có đầy đủ súng ống về đàn áp nhưng Nhân dân Hổ Bái chiến đấu rất kiên cường. Bỗng một hôm, ngôi đền bốc cháy dữ dội. Từ cổng nghinh môn, đền chính, tẩm cung, tượng, ngọc phả đều biến thành tro bụi. Nhưng chỉ tám năm sau, đến đời vua Thành Thái (1896), đền đã được xây dựng lại bề thế và vững chắc như trước.

Hàng năm cứ vào ngày 9 tháng 2 âm lịch, chính quyền địa phương và Người dân làng Hổ Bái, Nhân dân các vùng lân cận lại nô nức tụ họp về đây để tham gia Lễ hội. 

Lễ hội Đền Hổ Bái năm 2024 với các trò chơi, trò diễn như: Bài điếm, Cờ tướng, thi làm Bánh lá, Bóng chuyền hơi, Văn nghệ quần chúng các hoạt động Nghi lễ truyền thống nhằm ôn lại lịch sử truyền thống Đền Hổ Bái, phát huy giá trị văn hóa gìn giữ những nét đẹp, khơi dựng lại các trò trơi trò diễn.

 

 

 

 

(Các Cụ cao niên trong Làng thực hiện nghi lễ tế cáo, tế rượu ngoài)

 

 

 

(Nhân dân, các dòng họ, các bản hội, du khách thập phương đặt lễ dâng hương)

 

 

 

 

 

 

 

(Một số tiết mục tham gia giao lưu văn nghệ

Lễ hội truyền thống làng Hổ Bái)

 

 

 

(Một số hoạt động TDTT dịp Lễ hội)

 

 

(Hội thi làm bánh lá Răng bừa đã được nhân dân trong làng, trong xã duy trì và tổ chức hàng năm)

 

 

 

 

(Môn Bài điếm được các cụ cao niên trong Làng  gìn giữ, khơi dựng lại )

Thực hiện:

Nguyễn Hữu Thuân - PCT UBND xã Yên Trường- Trưởng ban TC Lễ hội

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỀN HỔ BÁI, XÃ YÊN TRƯỜNG

Đăng lúc: 21/03/2024 17:29:01 (GMT+7)

Sáng ngày 18/3/ 2024 (Tức ngày 09/02 năm Giáp Thìn). Được sự đồng ý của UBND huyện Yên Định, BTV Đảng ủy xã Yên Trường. UBND, Ban quản lý Di tích xã Yên Trường tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống Đền Hổ Bái năm 2024.

             Về dự Lễ hội đồng chí Hoàng Trung Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Trưởng Ban Tuyên Giáo - Giám đốc TTCT huyện Yên Định; đồng chí: Lưu Thị Hà, Phó Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, Thể thao & DL huyện Yên Định và Đại diện một số ban, ngành đoàn thể cấp huyện.

Về phía lãnh đạo địa phương có đồng chí Lê Văn Thư, Bí thư Đảng ủy xã; đồng chí: Trịnh Xuân Thủy, PBT - CT HĐND xã; đồng chí: Bùi Thanh Hải, PBT - CT UBND xã Yên Trường; Cùng các đồng chí trong BCH Đảng bộ, TT HĐND, UBND, UB MTTQ, Trưởng các Tổ chức Chính trị - xã hội, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; BTCB Trưởng thôn, TB CTMT thôn, cán bộ, công chức xã Yên Trường.

- Về dự lễ hội có các Dòng họ trong làng Hổ Bái, làng Lựu Khê, làng Thạc Quả; Con em, trai gái, dâu rể làng Hổ Bái đang công tác học tập trên mọi miền tổ quốc và đông đảo bà con nhân dân trong Làng, trong Xã, các du khách thập phương về dự và tham gia các hoạt động Lễ hội.

 

 

(Các đại biểu và nhân dân tham dự khai mạcLễ hội Đền Hổ Bái)

Đền Hổ Bái thuộc làng Hồ Bái, tọa lạc trên đất Trang Chân Bái, phủ Thiệu Thiên xã Yên Bái, huyện Yên Định (nay là xã Yên Trường, huyện Yên Định, Thanh Hóa). Đền là nơi thờ phụng thần Hợp Lang, hoàng tử thứ 11 của Lạc long quân. Ngoài ra trong Đền còn thờ 2 danh thần Quan Võ họ Lưu Thế là: Lưu Thế Tán (Phụ quốc Thượng tướng quân, Tước Trà quận công) và Lưu Thế Toản (Thái Phó sính Quốc công hùng dũng, Đại tướng quân Dực bảo trung hưng Trung đẳng phúc) và 2 quan Quan Văn là Hoàng Giáp Trịnh Cảnh Thụy và Tiến Sĩ Trịnh Minh Lương.

(Hoạt cảnh tái hiện lại Sự tích tôn thần, Đền Hổ Bái).



 

 

 

Đền Hổ Bái được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử Kiến trúc – Nghệ thuật, theo Quyết định số 1034 QĐ/BT, ngày 12/8/1993.

Theo Địa chí xã Yên Bái (Cũ) và Thần phả làng Hổ Bái. Đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang, người con thứ mười một của Lạc long quân. Hợp Lang vốn là một người có diện mạo khác thường, trí dũng siêu việt. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), sau khi quan sát đất trời, nghiên cứu địa hình, ngài thấy hình sông thế núi nơi đây uyển chuyển với giải đất anh linh khẳng định đây là chốn linh thiêng. Lạc Hầu gọi cụ già họ Trịnh Bản Trang cho xây dựng một ngôi đền thờ ở bên sông (trên chính mảnh đất của đền Hổ Bái ngày nay). Công việc xong, Lạc Hầu biến về thủy cung (tức ngày 4/4).

(Đồng chí: Hoàng Trung Hưng, Ủy viên BTV Huyện ủy - Trưởng Ban Tuyên Giáo - Giám đốc TTCT huyện Yên Định đánh trống khai mạc Lễ Hội)

 

(Đồng chí: Nguyễn Hữu Thuân, PCT UBND xã -  Trưởng ban tổ chức Lễ hội , Khai mạc Lễ Hội)

Cũng theo sử sách ghi chép lại, liên quan đến đền Hổ Bái, ngoài sự kiện thần Hợp Lang về cho xây dựng đền thì vẫn còn 3 sự kiện quan trọng và ý nghĩa khác.

Năm Hai bà Trưng tự lập làm Vua đã được 3, 4 năm. Vua nhà hán là Quang Võ sai Mã viện và Lưu Long…vv đem 3 - 4 chục vạn quân đến đánh. Trưng Vương, bèn sai sứ thần đến các đất sông nước, ngầm cầu các dòng dõi con cháu Vua Hùng. Sứ thần đi đến đất Trang Chân Bái, huyện Yên Định, Phủ Thiệu Thiên thám sát dò hỏi. Bổng gặp ông già Họ Trịnh, bèn hỏi sứ giả rằng “Sứ giả vốn cầu tìm việc gì” sứ thần nói hết sự việc. ông họ Trịnh nói rằng dân Chân Bái chúng tôi vốn có Đền thần tối cao linh thiêng cầu xin ắt ứng đáp. Sứ thần tề chỉnh đầy đủ đến Đền thờ thiêng, ngầm tiến hành yết lễ ở Trang Chân Bái, nhân dân cùng làm lễ yết cầu. Lời khấn cầu linh ứng, Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân đã đánh tan quân giặc. Trưng Vương thấy thế cho là linh thiêng lạ kỳ, tự cử tiến binh cùng nhân dân trở về chính đền thiêng Trang Chân Bái tiến hành làm lễ bái yết, mở yến tiệc mừng lớn, khen thưởng quân dân, tiến hành ca hát trong một tháng, ban thưởng cho nhân dân và hạ lệnh cho nhân dân bản Trang Chân Bái chia làm hai đạo thần tử theo tạo lập hai bên sứ sông để làm hai khu tả, hữu án giữ danh giới sông nơi hoá linh thiêng. Lại hạ mệnh tu sửa Đền thờ chính ở đất đó. Cùng kỳ hương hoả phụ thờ ban cấp tiền công 27 quan, cho phép được miễn binh lương.

Tiếp sau là vào năm 1286, khi đất nước vừa đánh tan năm mươi vạn quân giặc Mông Nguyên thì lại rơi vào cảnh hạn hán khốc liệt khiến Nhân dân điêu đứng vì đói kém. Nhân cơ hội này, kẻ thù xâm lược lại lăm le tấn công lần nữa. Đứng trước tình cảnh này, vua Trần Nhân Tông lệnh cho các Đình thần trở về chính ngôi đền thờ thiêng ở Trang Trân Bái làm lễ tế để xin cho đất nước qua cơn hoạn nạn. Ba ngày sau, tự nhiên trời giáng xuống cơn mưa lớn, cứu được dân chúng khắp nơi thoát được cơn hạn hán. Trước sự linh ứng ấy, vua lệnh truyền cho các cụ già bản Trang Trân Bái tiến hành làm lễ tạ, tặng phong mỹ tự là: “Thượng đẳng phúc thần muôn đời được thờ cúng tới vô cùng vậy”. Nhà vua sắc phong thần đền Trang Trân Bái là Đương cảnh Thành Hoàng hiển hách anh linh, cứu tế rộng khắp, cho phép hai bên tả hữu Trang Trân Bái tiếp tục phụng thờ y như trước.

Năm 1888, trước sự tấn công của thực dân Pháp, Nhân dân Trang Trân Bái đã tập hợp đội quân theo vua Hàm Nghi chống giặc. Khi biết nghĩa quân của ta đóng tại đền Hổ Bái, bọn Pháp đem một trung đội có đầy đủ súng ống về đàn áp nhưng Nhân dân Hổ Bái chiến đấu rất kiên cường. Bỗng một hôm, ngôi đền bốc cháy dữ dội. Từ cổng nghinh môn, đền chính, tẩm cung, tượng, ngọc phả đều biến thành tro bụi. Nhưng chỉ tám năm sau, đến đời vua Thành Thái (1896), đền đã được xây dựng lại bề thế và vững chắc như trước.

Hàng năm cứ vào ngày 9 tháng 2 âm lịch, chính quyền địa phương và Người dân làng Hổ Bái, Nhân dân các vùng lân cận lại nô nức tụ họp về đây để tham gia Lễ hội. 

Lễ hội Đền Hổ Bái năm 2024 với các trò chơi, trò diễn như: Bài điếm, Cờ tướng, thi làm Bánh lá, Bóng chuyền hơi, Văn nghệ quần chúng các hoạt động Nghi lễ truyền thống nhằm ôn lại lịch sử truyền thống Đền Hổ Bái, phát huy giá trị văn hóa gìn giữ những nét đẹp, khơi dựng lại các trò trơi trò diễn.

 

 

 

 

(Các Cụ cao niên trong Làng thực hiện nghi lễ tế cáo, tế rượu ngoài)

 

 

 

(Nhân dân, các dòng họ, các bản hội, du khách thập phương đặt lễ dâng hương)

 

 

 

 

 

 

 

(Một số tiết mục tham gia giao lưu văn nghệ

Lễ hội truyền thống làng Hổ Bái)

 

 

 

(Một số hoạt động TDTT dịp Lễ hội)

 

 

(Hội thi làm bánh lá Răng bừa đã được nhân dân trong làng, trong xã duy trì và tổ chức hàng năm)

 

 

 

 

(Môn Bài điếm được các cụ cao niên trong Làng  gìn giữ, khơi dựng lại )

Thực hiện:

Nguyễn Hữu Thuân - PCT UBND xã Yên Trường- Trưởng ban TC Lễ hội

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC